Đặt tên cho website như thế nào là hiệu quả?
Bạn đã bao giờ thắc mắc: Tại sao tên các website như Google.com, Facebook.com,.. hay trang thương mại điện tử Amazon.com,… lại được mọi người nhớ tới nhiều chưa? Tại sao lại sử dụng “Google” chứ không phải tên khác như “Find Stuff”?
Khi bạn đã hoàn thành ý tưởng kinh doanh online, lựa chọn mặt hàng, khảo sát thị trường hay xây dựng kế hoạch, việc lựa chọn tên đại diện cho cửa hàng trực tuyến là vô cùng quan trọng. Làm sao để website của mình dễ nhớ với khách hàng, đủ sức cạnh tranh và mang dấu ấn cá nhân là điều không hề đơn giản. Dưới đây Hàm Rồng Media sẽ giúp các chủ kinh doanh online những gợi ý đặt tên cho website hữu ích.
1. Ngắn và đơn giản
Đây là yêu cầu đầu tiên đối với tên website. Một cái tên ngắn gọn, đơn giản sẽ rất tốt bởi chúng dễ nhớ, dễ phát âm. Khách hàng không có thiện cảm với những website có tên quá dài, phức tạp, khó hiểu và chắc chắn nó chẳng thể lưu lại ấn tượng gì trong tâm trí họ. Ngoài ra những tên web ngắn gọn sẽ phù hợp với kích thước trên tab menu của trình duyệt họ đang mở.
Sau đây là một số mẹo nhỏ bạn có thể thử:
– Hãy thử kết hợp một vài từ ngắn, đồng âm. Chúng sẽ dễ nhớ tới bởi có nhịp điệu.
– Sử dụng những từ, địa danh quen thuộc, có liên quan đến việc kinh doanh của bạn như Amazon.vn (là dòng sông dài thứ 2 trên thế giới, ý muốn nói mong hoạt động kinh doanh lớn mạnh)
– Sáng tạo một từ mới hoặc thay đổi một chút những từ đã có sẵn. Google, ebay hay skype là ví dụ. Chúng dễ nhận diện dù không có nghĩa thực nhưng chẳng ai quan tâm đến điều đó.
– Sử dụng một từ mang ý nghĩ cá nhân. Có thể là một nickname mà bạn được mọi người biết tới, tên thú cưng của bạn hoặc thậm chí bạn có thể sử dụng chính tên của bạn để làm tên cho cửa hàng. Sử dụng tên riêng là cách giúp cửa hàng dễ dàng được khách hàng nhận diên hơn trên phương diện cá nhân
2. Tạo sự khác biệt với đối thủ
Đây là điều cần thiết khi đặt tên miền cho website. Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn kinh doanh sản phẩm phụ kiện điện thoại, bạn muốn tên theo kiểu: phụ kiện giá rẻ, phụ kiện công nghệ, phụ kiện điện thoại,… thì nó sẽ chẳng tạo được ấn tượng gì tới khách hàng. Bởi có quá nhiều các shop, cửa hàng cũng có những cái tên liên quan đến phụ kiện, công nghệ, điện thoại,… tên website của bạn sẽ lọt thỏm trong “mớ” hỗ độn đó.
Vì vậy, hãy làm một cuộc khảo sát thị trường, nghiên cứu đối thủ nhỏ trước khi quyết định đặt tên. Bạn cần biết được những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình sử dụng những tên gì; có bao nhiêu website liên quan đến từ đó. Sau đó cố gắng tìm ra những cái tên vừa gắn liền với bạn, lại vừa diễn đạt được mặt hàng kinh doanh mà không giống hay tương tự các tên mà đối thủ đang dùng.
Đừng đặt tên giống đối thủ cạnh tranh của bạn, hãy bước ra khỏi suy nghĩ cũ mèm đó. Đặt hẳn cho mình 1 cái tên khác biệt và nổi bật.
3. Cố gắng sử dụng đuôi “.com”
Thói quen của hầu hết khách hàng thường chỉ nhớ tên shop của bạn và ít khi để ý đến tên miền là gì. Bởi người dùng Internet Việt Nam đều quen thuộc với tên miền “.com” trước tất cả các loại “DOT” khác, thậm chí nhiều người còn nhầm tưởng rằng, mọi tên miền đều phải có đuôi “.com”. Vì vậy họ sẵn sàng thêm đuôi “.com” vào sau tên cửa hàng trên trình duyệt và bấm enter.
cach dat ten website hieu qua 1 Đặt tên cho website như thế nào là hiệu quả?
Do đó, như là “Luật bất thành văn”, các trang web thương mại điện tử thường ưu tiên dùng “.com” là tên miền. Khi có một danh sách các tên bạn muốn đặt, hãy vào một trang cung cấp tên miền và tìm kiếm chúng với đuôi “.com” để xem tên đó đã có người mua chưa? Không ai mong muốn bỏ lỡ cơ hội khi nắm trong tay tâm lý dùng Internet của khách hàng cả.
Tuy nhiên nếu như tên miền “.com” đã có người sử dụng thì bạn cũng nên suy nghĩ về những tên miền cấp cao hơn và vẫn rất phổ biến như “.vn”; “.com.vn”. Bạn sẽ được pháp luật bảo hộ khi xảy ra các vấn đề tranh chấp nếu sử dụng tên miền Việt Nam cho website.
4. Google tên web
Khi bạn đã nghĩ cho cửa hàng một tên website hay, hãy đặt chúng vào google để xem chúng đã bị sử dụng chưa. Điều này vô cùng quan trọng bởi nếu bạn không kiểm tra mà ngay lập tức đi đăng ký với cơ quan chức năng, cửa hàng của bạn có thể bị kiện vì vi phạm bản quyền.
Bên cạnh đó, việc google tên web còn giúp đánh giá khả năng làm SEO, lên top đầu trang tìm kiếm. Nếu bạn chọn một cái tên chung chung, quá phổ biến, sẽ rất khó để có thể vượt qua các trang web trùng tên đã có thương hiệu và lượng khách hàng ổn đình.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra trên các tài khoản mạng xã hội như facebook, twitter, youtube,… mà bạn có ý định sử dụng để quảng cáo, lập gian hàng,… Chắc chắn bạn không mong muốn, khi khách hàng search tên cửa hàng của bạn, nó sẽ hiện ra một loạt shop khác.